Chất lượng hơi nước là quan trọng, vì nó là sản phẩm cuối cùng của nồi hơi. Chất
lượng hơi nước bảo đảm hệ thống hơi nước vận hành êm ái, đạt hiệu suất trao đổi
nhiệt cao. Chất lượng hơi nước nên được theo dõi và giám sát thường xuyên, và có
hành động khắc phục kịp thời khi có sự giảm phẩm cấp. Chúng ta phải bảo đảm,
thiết bị sử dụng hơi nước được nhận hơi nước chất lượng cao. Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng hơi nước. Chúng ta có thể liệt kê ra sau đây.
1. Đúng lưu lượng cần thiết
Hơi nước có mặt trong hệ thống nhiệt của Nhà máy phải đáp ứng đủ nhu cầu nhiệt mà thiết bị
yêu cầu. Việc thiếu lưu lượng hơi nước hay nhiệt sẽ gây hư hỏng mẻ sản phẩm hoặc làm giảm
phẩm cấp của chúng. Kích thước ống dẫn hơi nước phải được thiết kế đúng để cung cấp đủ tải
yêu cầu. Lưu lượng hơi nước tỷ lệ thuận với kích thước của ống dẫn hơi. Lưu lượng hơi nước
được đo đạc bằng đồng hồ đo lưu lượng. Có nhiều loại đồng hồ đo lưu lượng hơi như Orifice,
variable area, spring loaded và vortex, … tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.
2. Đúng nhiệt độ và áp suất yêu cầu
Hơi nước phải có nhiệt độ và áp suất đúng với từng thiết bị sử dụng cụ thể. Nhiệt độ và áp suất
hơi sai có thể ảnh hưởng hiệu quả làm việc của Nhà máy. Kích thước đường ống dẫn và các
phụ kiệm đúng và đủ sẽ giúp đạt được áp suất cần thiết.
Trong vài trường hợp, do sự có mặt của không khí trong hơi nước, áp suất đủ nhưng nhiệt độ
không đạt. Điều nay gây ảnh hưởng tới việc hoạt động của các thiết bị quan trọng như trạm
giảm áp, van điều khiển nhiệt độ. Đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cần gia nhiệt.
3. Đúng nhiệt độ và áp suất yêu cầu
Khi Nhà máy mới khởi động, không khí chứa đầy trong các ống dẫn và thiết bị. Ngay cả khi cả
hệ thống hơi được điền đầy bởi hơi nước, sau đó, nếu Nhà máy ngưng vận hành, hơi nước
chứa trong hệ thống sẽ thành nước ngưng và không sẽ len vào hệ thống do áp chân không
được hình thành. Không khí sẽ phân bổ đều ở các bề mặt trao đổi nhiệt, làm hiệu suất trao đổi
nhiệt kém đi hẳn. Trong nhiều trường hợp, không khí lẫn trong hơi nước rất khó được đưa ra
ngoài do cấu trúc của thiết bị.
Việc lẫn không khí trong hơi nước, không khí sẽ mang nhiệt nhưng không dùng được, nhiệt của
hơi nước sẽ giảm và lẫn với nhiệu vô dụng. Khi hơi vào hệ thống, hơi nước sẽ dồn không khí có
mặt trong ống hay thiết bị đi trước hơi nước. Việc dùng van xả khí tự động là cần thiết và phải
được gắn ở các điểm cuối đường ống dẫn hay vị trí phù hợp của thiết bị trao đổi nhiệt để đưa
không khí ra ngoài. Khi không khí trộn lẫn với hơi nước, không khí sẽ hiện diện ở bề mặt trao đổi
nhiệt. Nó gây ra các “điểm lạnh”, sản phẩm biến dạng, thiết bị “under stress” và sự hiện diện của
không khí cũng là nguyên nhân gây ăn mòn đường ống và thiết bị.
4. Sạch
Hơi nước được xem là tác nhân mang nhiệt được ưu tiên sử dụng trong nhiều Nhà máy công
nghiệp, từ Nhà máy thực phẩm đồ uống đến dược phẩm, sinh hóa. Thường thì, các hệ thống
hơi trong Nhà máy có mang một lượng nhất định hóa chất dùng để Xử lý nước Nồi hơi cũng như
tạp chất chứa trong Nước cấp bù, và gây nên hiện tượng bám cáu trên hệ thống. Việc này, trong
các Nhà máy dược phẩm không được phép. Các thiết bị chuyên dụng cho hệ thống hơi sạch
phải được sử dụng, đồng thời với các pháp xử lý nước phù hợp nhằm tránh làm bẩn hơi nước,
gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong Nhà máy dược, hay Thực phẩm.
5. Khô
Chúng ta biết rằng sự hiện diện của các giọt nước lẫn trong hơi làm giảm khả năng mang nhiệt
của hơi nước, cũng như gây cáu bám trên ống và các thiệt bị sử dụng hơi, cũng như linh kiện
trên hệ thống hơi nước. Hơi nước, khi đó, vào khu vực sản xuất của Nhà máy là hơi nước có lẫn
ẩm. Việc nãy, cũng như lẫn không khí, làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt của thiết bị; đồng thời
gây nên hiện tượng thủy kích. Nước, với tỷ trọng cao, bị hơi nước “lôi” đi với tốc độ cao trong hệ
thống, gây cản trở việc vận chuyển hơi nước, gây ăn mòn ống, rò rỉ ở các ron, thủng các co ống,
các thiết bị đắt tiền trên hệ thống, và ả thiết bị trao đổi nhiệt. Các thiết bị chính yếu như bộ tách
ẩm hay bẫy hơi đồng tiền phải được phân bổ hợp lý nhằm tránh tình trạng này. Cả dàn ống sẽ bị
rung lắc mạnh khi bị thủy kích là biểu hiện dễ thấy nhất của việc hệ thống hơi có lẫn nước và
ẩm.
Hơi nước phải “khô” từ nguồn phát, là nồi hơi, và cả trên hệ thống phân phối.
Hơi nước chất lượng góp phần làm cho hệ thống trở nên đáng tin cậy
Giải pháp tổng thể tiêu tốn chi phí đầu tư và vận hành, bảo dưỡng đúng quy trình, bao gồm:
1. Kiểm soát và giám sát tại nguồn phát, tức là nồi hơi.
2. Kiểm soát và giám sát trên hệ thống phân phối hơi nước.
3. Kiểm soát và giám sát trước các khu vực thiết bị sử dụng hơi, nhất là những thiết bị tiêu
thụ hơi chính yếu, quan trọng với quy trình sản xuất của nhà máy.